Đề nghị rút sao Thảo_luận_Thành_viên:Michel_Djerzinski

Mời bạn vào giải quyết những đề cử từ tháng 8 trong Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao :). DangTungDuong (thảo luận) 11:30, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)

Quá hạn, đề nghị tôn trọng quy định đã được đồng thuận từ lâu. Mời bạn mở lại lần 3 nếu thấy cần.--27.74.16.43 (thảo luận) 14:42, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Về bài Nhà Lý, tôi thấy trong mục quy định có ghi ví dụ "Xóa 2, giữ 1, trắng 0, đủ ngưỡng 3 phiếu, tỉ lệ 2/3 là quá bán, đề nghị rút sao thành công." Còn chuyện quá hạn thì không quan trọng vì chưa đủ 3 phiếu "Một đề nghị rút sao kéo dài tối thiểu 2 tuần và tối đa 30 ngày và có thể kéo dài đến khi đủ 3 phiếu hợp lệ." DangTungDuong (thảo luận) 14:48, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Câu trước cốp câu sau "tối đa 30 ngàycó thể kéo dài đến khi đủ 3 phiếu hợp lệ." Chỉ riêng cái hàm tối đa tôi cho rằng nó trùm cái hàm "có thể kéo dài" rồi vì chữ tối đa nó tuyệt đối hóa cái quy định này. Lý luận như DangTungDuong, tôi muốn kéo ra thêm 3 tháng nữa có được không? Lý do đưa ra là người bỏ phiếu cuối cùng bỏ phiếu phản đối. Làm việc mà không có quy định nào rõ ràng thì thôi, tự phong tự rút phiếu luôn đi.--27.74.16.43 (thảo luận) 14:54, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Làm như tôi tự viết ra cái dòng trên vậy, lel! "Chưa đủ 3 phiếu hợp lệ" thì "có thể kéo dài" biểu quyết, dòng trên viết vậy đấy, mà cũng do cộng đồng viết ra thôi! DangTungDuong (thảo luận) 15:03, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Vậy cái hàm "tối đa 30 ngày"? Quan trọng cái chữ "tối đa" đó!--115.73.16.246 (thảo luận) 15:06, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trời ơi có gì mà khó hiểu đâu? Bình thường nếu có đủ 3 phiếu từ sớm thì biểu quyết đóng "tối đa" sau 30 ngày. Nếu chưa đủ 3 phiếu thì kéo dài tới khi đủ phiếu thôi! DangTungDuong (thảo luận) 15:08, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Cái tôi thấy khó: ai cho phép kéo dài tới khi đủ phiếu, và ví dụ như trường hợp này ai đóng biểu quyết lại ví dụ 1 giữ/1 rút có người bỏ phiếu giữ hay rút cái bên thắng vội vã đóng biểu quyết lại thì sao. Kéo dài bao lâu? 1 năm được không? Chính cái hàm "tối đa" nó giải quyết nhưng bạn dựa vào cái kéo dài để biện bạch tôi không có gì nói nổi. Còn tác giả chế quy định đây, lúc trước nó cực kỳ chặt chẽ với đúng "Một đề nghị rút sao kéo dài tối thiểu 2 tuần và tối đa 30 ngày". Pq nổi tiếng khoái đi rút sao, sau tự chế thêm quy định để rút cho dễ và nó hoàn toàn không có đồng thuận nào cho cái hàm "kéo dài thêm cả".--115.73.16.246 (thảo luận) 15:21, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Ý kiến của IP hay nhưng việc bổ sung của Pq mà không bị phản đối tức là vẫn được chấp nhận thôi! Thực ra điều đó cũng góp phần giúp cho biểu quyết tránh rơi vào tình trạng bỏ bê (như từ bao lâu nay vẫn vậy!). DangTungDuong (thảo luận) 15:24, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Wikipedia tiếng Việt có mấy ai đọc những gì người khác viết ra và mọi người bỏ dỡ cái thời hạn phi lý này. Tình trạng không đọc quy định không chỉ có ở đây, nhìn đạo luật ACA của Mỹ đang gặp khó vì viết lấp lửng 1 câu đây. Và quan trọng nhất là nếu cộng đồng không bỏ phiếu thông qua thì chẳng có quyền gì gán cho người khác nghe theo, giờ có người phản đối rồi đấy.--115.73.16.246 (thảo luận) 15:29, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Tôi cũng không thấy vấn đề gì to tát ở đây cả, bất quá tôi làm biểu quyết lại là được chứ gì, vì bài đó rõ ràng là không thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn lọc là được, biểu quyết lại nó vẫn mất sao thôi. Cho nên bạn IP cố lùi sửa cũng không cứu số phận của bài viết đó, trừ khi (tốt nhất là) bài viết đó được tu bổ đáng kể. Còn nói về quy định, tôi đọc kỹ lại thì thấy là quy định chưa thực sự tốt, nếu bạn thấy phi lý thì bạn có thể yêu cầu cộng đồng thảo luận cải tiến nó. Nhưng cho tới lúc đó (cộng đồng đồng thuận sửa đổi), thì quy định vẫn có hiệu lực, bạn không có quyền bác bỏ nó được với lý do là có người (tức bạn) phản đối nó.Michel Djerzinski (thảo luận) 06:11, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)Chính xác là ý của tôi, bạn thèm muốn rút sao nó vậy thì hãy đưa ra biểu quyết lần 3 (tôi sẽ không tham gia) chứ đừng dùng "chiêu" kiểu đợi quá hạn rồi vừa đủ 3 phiếu (không rõ hiệu lực của phiếu cuối cùng) nhào vô bỏ sao cho được, vậy bạn tát vào mặt những người đã bỏ phiếu lần 1 sao?. Về vấn đề quy định, Michel cho hỏi cộng đồng nào đồng thuận thông qua cái quy định phía trên trước. Sau đó tôi sẽ yêu cầu cộng đồng thảo luận cải tiến nó. Tôi đã chỉ ra quá rõ cái điểm không thống nhất trong quy định, tôi vin vào vế "tối đa" còn bạn vin vào "thêm cũng được"; ai cũng có lý do của mình rồi đấy.--115.73.22.93 (thảo luận) 07:10, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)Ngoài ra xin nhắc với Michel rằng "sao" bài viết thể hiện công sức của nhiều năm cái cộng đồng này đóng góp viết lách mà không được một xu nào. Vì vậy để thể hiện cái tôn trọng cho công sức nhiều tầng lớp biên tập viên trước (thực ra tác giả chính là Trungda vẫn hoạt động thường) bạn muốn "rút sao" xin hãy làm một cách đường đường chính chính chứ đừng có đi cửa hậu như vậy, chẳng hay ho gì cả.--115.73.22.93 (thảo luận) 07:32, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)Nếu bạn bình tĩnh lại một chút thì thấy ở trên là bạn DangTungDuong nhắc tôi vào giải quyết biểu quyết để trễ này. Gọi tôi là "thèm muốn rút sao" có phải là bạn đang nâng tầm quan điểm cao quá hoặc là vu cáo trắng trợn tôi chăng? Michel Djerzinski (thảo luận) 13:11, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)

Xin lỗi nhiều chuyện nhưng về cái khoản "công sức" thì tôi có ý kiến này: bản chất cái "sao" không phải là thước đo công sức của cộng đồng mà là thước đó chất lượng của bài viết. Cho nên nếu giả sử thiên hạ xét lại thấy cái bài viết gì đó không thỏa mãn tiêu chuẩn thì rút sao là chuyện phải làm, cho dù cộng đồng đã bỏ công sức nhiều đi chăng nữa. Thứ nữa là không nên chấp nhặt vào cái sao đó quá, mục đích chính những người viết bài là làm cho wikipedia tốt hơn chứ không phải là ham hố một ngôi sao. Muốn tôn trọng, vinh danh công sức cộng đồng thì chúng ta có nhiều cách, không nhất thiết phải dùng cái "sao" này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:32, ngày 14 tháng 10 năm 2014 (UTC)

Tuần này, “Bảng tuần hoàn” mà bạn đã tạo ra hoặc mở rộng đáng kể, đã được cộng đồng bình chọn là bài viết chọn lọc, là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt.
Hãy cùng tham gia phát triển các bài viết cũng như đề cử và thảo luận chúng, Wikipedia là dành cho tất cả mọi người!
—ALittleQuenhi (thảo luận) 11:04, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)